
Cua biển là loại hải sản rất được nhiều người ưa thích bởi vị ngon và chất dinh dưỡng dồi dào cho sức khỏe.
1. Giới thiệu sản phẩm
Cua biển là gì? Là loài cua sống ở môi trường biển hoặc các vùng, vịnh ven biển có vai trò quan trọng về kinh tế cũng như dinh dưỡng trong ẩm thực. Cua biển có cơ thể dẹt, mai cứng và có năm đôi chân, có màu từ xanh lá đến nâu đỏ. Cua biển là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, là loại hải sản rất được nhiều người ưa thích
2. Cua biển có tác dụng gì?

Cua biển là loài hải sản được yêu thích nhất. Cứ mỗi 100g cua biển sẽ cung cấp khoảng 85-90 kcal, bên trong chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như khoáng chất, Protein, canxi, sắt, kali, magie, Vitamin… Đặc biệt, cua biển còn là nguồn cung axit béo omega 3 rất dồi dào. Ngoài ra cua biển còn là một loại thực phẩm cực kỳ có lợi cho sức khỏe. Sau đây là một số tác dụng của việc ăn cua biển mang đến:
- Có lợi cho tim mạch: Lượng axit béo omega-3 dồi dào có trong thịt cua tác dụng cân bằng cholesterol trong máu, giảm đông máu và hỗ trợ chống viêm, giúp hạ huyết áp, giảm căng thẳng tim và phòng bệnh xơ vữa động mạch.
- Hạn chế tình trạng thiếu máu: Vitamin B2và folate có trong cua biển giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu vitamin. Trong thịt cua có chứa nhiều đồng, có tác dụng gia tăng sự hấp thu sắt, thúc đẩy sản xuất hồng cầu lưu thông máu.
- Chống viêm: Cua biển rất giàu axit béo omega-3 và các chất dinh dưỡng và các khoáng chất có trong thịt cua là những hoạt chất có tính kháng viêm, do đó, giúp giải quyết các vấn đề về viêm khớp và đường tiêu hóa.
- Có lợi cho xương: Trong cua biển có Canxi và phốt pho là 2 thành phần có vai trò quan trọng đối với sức khỏe về răng, xương. Nếu ăn cua thường xuyên và hợp lý sẽ giúp cho xương chắc khỏe và phát triển tốt hơn.
- Tăng cường miễn dịch: Trong thịt cua hàm lượng các chất chống oxy hóa dồi dào giúp cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể tốt hơn. Hai khoáng chất selen và riboflavin trong cua có tác dụng tăng cường miễn dịch, phòng ngừa và chống một số bệnh mạn tính.
- Giải độc cho cơ thể: Trong thịt cua chứa nhiều selen và riboflavin, có tác dụng chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch. Hàm lượng phốt pho torng thịt cua có công dụng cải thiện chức năng gan và thận.
- Hỗ trợ cải thiện tuần hoàn: Trong thịt cua chứa 2 khoáng chất quan trọng đó là sắt và đồng. Sắt đóng vai trò là dưỡng chất không thể thiếu trong sản xuất hồng cầu, thúc đẩy tuần hoàn và đảm bảo máu được cung cấp oxy đến các cơ quan của cơ thể. Đồng có tác dụng thúc đẩy sự hấp thụ sắt trong thành ruột của cơ thể chúng ta.
3. Hướng dẫn cách chọn cua biển ngon

- Để ý màu sắc, nên chọn cua biển còn tươi sống, có vỏ màu xám đục,chân và càng còn hoạt động.
- Chọn cua có vỏ màu xám đục, phần yếm khi ấn vào chắc và cứng. Chọn cua có yếm và mai càng chắc thì càng ngon.
- Bạn cũng nên lưu ý chọn những con cua có yếm sẫm màu sẽ ngon hơn cua có yếm màu vàng nhạt.
- Không nên chọnnhững con cua yếm mềm vì đó đây là những con ít thịt, ít gạch không ngon.
- Nếu thích cua gạch thì nên chọn mua cua cái, thích cua thịt nhiều thì chọn cua đực sẽ ngon hơn.
4. Cách bảo quản cua biển

- Khi mua cua về còn sống nên chế biến và dung ngay, để lâu ngày cua bị chết, thịt cua không còn chắc sẽ mất ngon.
- Để cua trong thau, để nơi thoáng mát, ít muỗi , mỗi ngày choc ho 2 làn một ít nước.
5. Lưu ý khi ăn cua biển

- Trong thịt cua có tính hàn, nên ăn vừa phải, nếu ăn nhiều bị lạnh bụng dễ bị đau bụng, tiêu chảy.
- Sau khi ăn cua không nên uống trà vì nước trà làm loãng axit trong dạ dày gây đau bụng.
- Người bị cảm sốt, đau dạ dày, bị tiêu chảy thì không nên ăn cua.
- Người có dị ứng với hải sản cũng không nên ăn cua.
- Người có bệnh tim mạch, huyết áp cao nên hạn chế ăn cua.